Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
92232

Ý nghĩa thiêng liêng của việc treo cờ tổ quốc trong các dịp lễ, tết và các sự kiện trọng đại của đất nước

Ngày 25/04/2024 00:00:00

Ý nghĩa thiêng liêng của việc treo cờ tổ quốc trong các dịp lễ, tết và các sự kiện trọng đại của đất nước

Mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia đều có quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, của lòng dân, của tinh thần đoàn kết đời đời bền vững, của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc. Chính vì ý nghĩa lớn lao đó mà việc treo cờ Tổ quốc được quân và dân trên mọi miền đất nước thực hiện và đã trở thành nét văn hóa riêng của nhân dân Việt Nam. Người người, nhà nhà treo cờ Tổ quốc để thể hiện tinh thần yêu nước, lòng biết ơn, sự tự hào, sự hy sinh anh dũng mạnh của toàn bộ người con dân Việt Nam.
1.jpg
Lễ Thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình ngày 02/9/2023 (Báo VTC NEW)
Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng, là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam và đã được cộng đồng Quốc tế công nhận và tôn trọng. Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiến đấu và chiến thắng. Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho linh hồn dân tộc, năm cánh sao vàng tượng trưng cho các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Về lịch sử lá cờ đỏ sao vàng, trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp cuối 1940, Cờ đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên, tung bay ở nhiều địa phương, và sau đó trờ thành lá cờ của Việt Minh. Người có công vẽ ra lá Cờ đỏ sao vàng đầu tiên là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến.
Tháng 5/1941 Mặt trận Việt Minh thành lập, trong Chương trình Việt Minh ghi rõ: “ Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đó là văn bản đầu tiên nói về Quốc kỳ nước ta.
Trung tuần tháng 8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào ( thuộc tỉnh Tuyên Quang ) quyết định lấy cờ Việt Minh (Cờ đỏ sao vàng 5 cánh) lá cờ khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “ Quốc kỳ Việt nam dân chủ cộng hào hình chức nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.

Ý nghĩa thiêng liêng của việc treo cờ tổ quốc trong các dịp lễ, tết và các sự kiện trọng đại của đất nước

Đăng lúc: 25/04/2024 00:00:00 (GMT+7)

Ý nghĩa thiêng liêng của việc treo cờ tổ quốc trong các dịp lễ, tết và các sự kiện trọng đại của đất nước

Mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia đều có quốc kỳ riêng của mình. Việt Nam là một dân tộc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng của hồn nước, của lòng dân, của tinh thần đoàn kết đời đời bền vững, của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, là biểu tượng thiêng liêng nhất, thể hiện nhiệt huyết cách mạng, sự hy sinh anh dũng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc. Chính vì ý nghĩa lớn lao đó mà việc treo cờ Tổ quốc được quân và dân trên mọi miền đất nước thực hiện và đã trở thành nét văn hóa riêng của nhân dân Việt Nam. Người người, nhà nhà treo cờ Tổ quốc để thể hiện tinh thần yêu nước, lòng biết ơn, sự tự hào, sự hy sinh anh dũng mạnh của toàn bộ người con dân Việt Nam.
1.jpg
Lễ Thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình ngày 02/9/2023 (Báo VTC NEW)
Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng, là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam và đã được cộng đồng Quốc tế công nhận và tôn trọng. Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiến đấu và chiến thắng. Màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho linh hồn dân tộc, năm cánh sao vàng tượng trưng cho các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Về lịch sử lá cờ đỏ sao vàng, trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp cuối 1940, Cờ đỏ sao vàng xuất hiện đầu tiên, tung bay ở nhiều địa phương, và sau đó trờ thành lá cờ của Việt Minh. Người có công vẽ ra lá Cờ đỏ sao vàng đầu tiên là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến.
Tháng 5/1941 Mặt trận Việt Minh thành lập, trong Chương trình Việt Minh ghi rõ: “ Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ”. Đó là văn bản đầu tiên nói về Quốc kỳ nước ta.
Trung tuần tháng 8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào ( thuộc tỉnh Tuyên Quang ) quyết định lấy cờ Việt Minh (Cờ đỏ sao vàng 5 cánh) lá cờ khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi vào Hiến pháp: “ Quốc kỳ Việt nam dân chủ cộng hào hình chức nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.